Đèn Moving Head là gì? Các loại đèn Moving Head sử dụng cho sân khấu bao gồm những loại nào? Khi sử dụng sản phẩm này cần lưu ý những nguyên tắc cần thiết nào? Hãy cùng Aone tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đèn Moving Head còn có tên gọi khác là đèn robot. Đây là loại đèn sân khấu mà phần đầu của nó có khả năng cử động. Các góc xoay lên - xuống, trái phải của đèn hoạt động một cách linh hoạt với những góc quét rộng toàn sân khấu. Moving Head có khả năng tạo ra nhiều hiệu ứng như: tăng giảm độ sáng, phóng to - thu nhỏ hình ảnh, hay tập trung tia sáng. Ngoài ra, đèn có thể chạy theo nhạc, hiệu ứng chớp - tắt, chiếu ra luồng tia, gobo. Sản phẩm này khi kết hợp từ 4 cây trở lên sẽ tạo những hiệu ứng ánh sáng hoành tráng. Chúng ta thường thấy loại đèn này trên các khu vực sân khấu, vũ trường, sân khấu đám cưới, beer club, phòng hát karaoke, quán bar...
Đèn Moving Head còn có một tên gọi khác chính là đèn robot
Loại bóng và chức năng là hai yếu tố để phân loại đèn Moving Head trên thị trường, cụ thể:
Đây là loại đèn sân khấu có sử dụng bóng Philips công nghệ mới. Bóng đèn này có ánh sáng tại mức siêu sáng, màu sắc đẹp và ấm. Đèn có độ bền ổn định và không tỏa ra quá nhiều nhiệt nên giúp người dùng tiết kiệm nguồn năng lượng điện một cách đáng kể. Đèn Moving Head mang đến một không gian thoải mái, ấn tượng cho người dùng. Đặc biệt nó còn tạo nên bầu không khí cực kỳ sang trọng và chuyên nghiệp cho buổi sự kiện.
Đây là loại đèn sử dụng bóng Halogen, thường sử dụng 2 loại: bóng đũa halogen hoặc bóng chén halogen. Dòng bóng Halogen là loại có độ sáng tốt nhất, được sử dụng phổ biến rộng rãi trong các quán bar, vũ trường.
Đây là loại đèn sử dụng bóng Led siêu sáng. Ưu điểm đặc biệt của dòng này chính là độ bền cao, khả năng chớp nhanh, đổi màu nhanh và tốt rất ít điện. Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là giá thành cao hơn nhiều so với các dòng đèn khác.
Đèn Moving Head Laser là dòng đèn sử dụng bóng laser để tạo nên luồng hiệu ứng. Dòng đèn này, thường dùng cho các vị trí trung tâm sân khấu, quán bar, vũ trường nhờ khả năng tạo ra các tia laser ở mọi góc.
Đây là loại đèn rất đặc biệt, bởi nó không sử dụng bóng đèn như các loại trên. Nó được thiết kế, trang bị thêm phần tạo khói nhờ khả năng có thể phun góc rộng trên sân khấu.
Đèn Moving Head Beam là loại thường được sử dụng trong sân khấu nhất
Xem thêm: Đèn Moving 2 đầu bánh xe lửa (3 in 1) mẫu mới nhất 2023
Muốn hệ thống đèn hoạt động đạt hiệu quả cao nhất thì việc lắp đặt và cách chỉnh đèn Moving Head rất quan trọng. Người sử dụng cần lắp đặt đèn sân khấu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và theo đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất. Cụ thể chúng ta nên tiến hành lắp đặt theo trình tự như sau:
Bước 1: Kiểm tra móc treo đèn. Một móc treo đèn đạt chuẩn là khi nó còn nguyên vẹn và có thể đỡ được phần trọng lượng gấp 10 lần trọng lượng của nó.
Bước 2: Sử dụng vít M10 (loại 8.8 hoặc hơn) để cố định chắc chắn móc đèn.
Bước 3: Lựa chọn vị trí treo thiết bị sao cho phù hợp, rồi lắp chắc chắn 3 nút dưới phần đế của móc đèn. Kế đến tiến hành lắp dây buộc để treo vào những móc đèn khác.
Bước 4: Mở các khóa ngang và dọc của đèn. Loại bỏ các vật liệu dễ cháy trong phạm vi 1m của đèn nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, phòng chống cháy nổ.
Lưu ý: Dây buộc cũng cần có khả năng đỡ được tải trọng gấp 10 lần trọng lượng của đèn.
Cách lắp đặt đèn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Để sử dụng đèn Moving Head đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cũng như gia tăng tuổi thọ cho đèn thì bạn cần biết những lưu ý dưới đây:
Trong quá trình sử dụng đèn tránh để rơi, hay va chạm với các thiết bị. Không để đèn tại những không gian ẩm ướt hay khu vực có nước tiếp xúc. Nên thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, tránh để bụi bẩn bám vào linh kiện bên trong.
Trong quá trình thay bóng đèn hay linh kiện bên trong, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm cũng như chuyên môn thì không nên vội vàng mở đèn ra. Việc đầu tiên bạn nên làm chính là kiểm tra xem quạt gió có hoạt động không? Nếu quạt bị hỏng thì bóng đèn lắp vào cũng sẽ bị hỏng ngay.
Khi tháo lắp bóng bên trong đèn Moving Head sân khấu thì bạn nên cẩn thận. Tuyệt đối không để lại dấu vân tay trên bóng đèn và cũng không chạm vào bấc đèn. Do đó, khi thay bóng đèn bạn nên sử dụng thêm găng tay. Khi bật đèn, nên bật từ từ, sau khi sáng đến khi đèn sáng hẳn. Nếu bạn muốn tắt bóng đèn, hãy đợi cho đến khi đèn sáng hẳn hoàn toàn rồi mới tắt. Sau khi tắt bóng đèn, hãy để quạt gió hoạt động thêm 5 phút rồi mới rút nguồn điện.
Khởi động lại: Nếu trong quá trình sử dụng đèn gặp trục trặc thì nên kiểm tra đèn tín hiệu trên màn hình. Màn hình hiển thị thông báo bo mạch chính của đèn đang bị lỗi. Lúc này bạn nên reset lại một lần nữa để kiểm tra xem sự cố có được giải quyết hay không?
Kiểm tra tháo rời: Bước này cần có thêm sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên có chuyên môn. Bởi chúng ta cần xác định được loại linh kiện có vấn đề, để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Trong quá trình sử dụng, ngoài kiểm tra các vấn đề của đèn thì người dùng cũng nên kiểm tra lại những thứ khác như dây tín hiệu, bàn điều khiển… Đây là cách giúp chúng ta dễ dàng xác định được vấn đề.
Khi sử dụng đèn Moving Head cần lưu ý những điều gì?
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến đèn Moving Head sử dụng trong sân khấu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc sử dụng đèn đúng cách và đạt hiệu quả cao. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hệ thống ánh sáng, âm thanh, hay giá đèn Moving Head thì hãy liên hệ ngay đến Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí 100%.
thuong-hieu-anh-sang-san-khau