Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy chi tiết từ A - Z

Bạn là chủ đầu tư đang có dự định mở quán karaoke kinh doanh. Tuy nhiên, bạn lại chưa nắm rõ về các khoản chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy hiện nay. Ngay trong bài viết dưới đây, A-One Market sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để giải quyết mọi thắc mắc trên.

Thông tin về chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

Đối với quán karaoke chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định chi tiết tại Thông tư 258/2016/TT-BTC, sau đó sửa đổi một số điều lệ tại Thông tư 52/2019/TT-BTC.

Theo Thông tư quy định thì mức phí xin giấy phép phòng cháy chữa cháy dao động từ 500.000 - 150.000.000 đồng/giấy phép. Mức phí này được thu dựa trên mô hình kinh doanh, diện tích và số phòng hát cùng nhiều yếu tố khác.

Mỗi chủ đầu tư đều cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình cơ quan chức năng. Sau khi tiếp nhận, đơn vị thẩm quyền sẽ xuống kiểm tra cơ sở có đảm bảo phòng cháy chữa cháy hay không. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, chủ đầu tư tiến hành đóng chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy và nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.

Trong quá trình xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy nếu có điều gì thắc mắc hoặc gặp khó khăn, bạn có thể liên hệ đến hotline của A-One Market để đội ngũ chuyên gia tư vấn karaoke của chúng tôi hỗ trợ bạn nhanh nhất có thể.

Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy là bao nhiêu?

Lưu ý khi xin cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy cho quán karaoke

Trong quá trình hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép, cũng như hoàn thiện quá trình nộp chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy, chủ đầu tư nên chú ý một số điều sau:

Thời gian xin giấy xác nhận phòng cháy chữa cháy

Thời gian xin giấy chứng nhận tùy vào từng dự án và giấy tờ của chủ đầu tư cung cấp có phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Thông thường thời gian hoàn tất thủ tục kéo dài từ 15 - 20 ngày.

Thời hạn của giấy phép phòng cháy, chữa cháy

Giấy chứng nhận huấn luyện về phòng cháy chữa cháy có thời hạn 5 năm sử dụng trên phạm vi cả nước. Hết thời hạn này sẽ phải huấn luyện lại để nhận chứng chỉ mới.

Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy không quy định về thời hạn. Tuy nhiên thực tế, giấy phép phòng cháy chữa cháy chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi, sau khi hoạt động hiện trạng cơ sở kinh doanh sẽ xuống cấp theo thời gian. Trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng sẽ không đảm bảo đủ điều kiện phòng chống cháy nổ tốt nhất. Do đó, hiện tượng chập điện dẫn đến cháy là rất dễ xảy ra và khó kiểm soát. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng này, chủ đầu tư cần triển khai công tác đảm bảo an toàn, kiểm tra hệ thống phòng chống cháy nổ thường xuyên.

Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

Lưu ý khi xin cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy cho cơ sở kinh doanh

Mức phạt khi không chấp hành luật phòng cháy chữa cháy

Theo điều 30, điều 31 và điều 38 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi không đóng chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy, cũng như không chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo mức như sau: 

  • Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với các trường hợp thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu chi tiết về phòng cháy, chữa cháy đã được cơ quan thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với việc chủ đầu tư không xuất trình được hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

  • Phạt tiền từ 15.000.000 - 25.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động và phạt 30.000.000 - 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy.

  • Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với chủ đầu tư không cung cấp đủ các loại tài liệu có trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với chủ đầu tư hành vi không lập hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

  • Phạt tiền từ 30.000.000 - 50.000.000 đồng đối với những chủ đầu tư cố tình đưa hạng mục công trình đi vào hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy.

  • Phạt tiền từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng đối với những chủ đầu tư cố tình đưa hạng mục công trình đi vào hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt của cơ quan thẩm quyền về thiết kế phòng cháy, chữa cháy.

Mức phạt khi không đăng ký giấy phép phòng cháy chữa cháy

Mức phạt khi chủ đầu tư không tuân thủ luật phòng cháy chữa cháy

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc cần sự trợ giúp để hoàn tất thủ tục cấp giấy phép vui lòng liên hệ đến hotline của A-One Market để nhận hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Là người đầu tư thông minh, bạn sẽ biết lựa chọn đơn vị nào uy tín để giúp mô hình kinh doanh của mình đi vào hoạt động nhanh chóng.

Tác giả: Đỗ Thị Hợp