Tổng chi phí thi công phòng karaoke là bao nhiêu?
Bạn có ý định xây dựng một phòng karaoke gia đình hoặc phòng karaoke chuyên nghiệp để kinh doanh nhưng phân vân không biết chi phí như thế nào, có đắt lắm không? Bạn cần chi tiền cho những hạng mục nào, lựa chọn những dòng sản phẩm ra sao để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng…? Tất cả những vấn đề trên sẽ được A-one Market giải đáp ngay dưới đây, chúng tôi sẽ cho bạn biết chi phí thi công phòng karaoke là bao nhiêu và cách lựa chọn phong cách thiết kế, sử dụng đồ dùng, thiết bị trong phòng phù hợp với điều kiện tài chính.
Chi phí thiết kế phòng karaoke là bao nhiêu?
Ngày nay, đa số các công ty thiết kế, thi công phòng hát karaoke đều nhận trọn gói với ưu đãi miễn phí hoàn toàn bản thiết kế cho chủ đầu tư. Như vậy, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề chi phí cho thiết kế. Trước khi bước vào giai đoạn thi công, chủ đầu tư sẽ được đơn vị thi công tư vấn kỹ lưỡng để lựa chọn phong cách phòng hát phù hợp với sở thích, mục đích sử dụng cũng như khả năng tài chính của mình.
Khách hàng được miễn phí thiết kế phòng karaoke
Chi phí thi công phòng hát karaoke
Để hoàn thiện một phòng karaoke thì chủ đầu tư cần chi tiền cho những hạng mục cần thiết sau:
-
Xây dựng phần thô
-
Trang trí và tiêu âm
-
Hệ thống điện và ánh sáng
-
Hệ thống cấp hút khí tổng
-
Nội thất bàn ghế, bục sân khấu
-
Tivi, điều hòa
-
Hệ thống âm thanh
-
Hạng mục khác như: cửa, nền sàn…
1. Chi phí thi công phần thô
Phần thô bao gồm phần cách âm, tạo cốt trần và vách. Vật liệu sử dụng để thi công hạng mục này thường dùng có: bông thủy tinh, cao su non, cao su lưu hóa, Rockwool, túi khí, foam... Tùy vào từng điều kiện thực tế của công trình mà đơn vị thi công sẽ tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn vật liệu phù hợp.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên lựa chọn khung thép hộp mạ kẽm làm khung xương, dùng gỗ ép Malaysia làm gỗ nền. Tuyệt đối không nên sử dụng thạch cao làm cốt nền vì sẽ không đảm bảo độ chắc chắn để giữ các vật liệu trang trí trên bề mặt sau này.
Chi phí thi công phần thô
Chúng tôi sẽ tính chi phí phần thô cho một phòng karaoke có diện tích 25m2 cụ thể như sau:
- Cách âm vách và cốt vách:
Diện tích vách cách âm =(5 + 5) x 2.7 x 2 = 54 m2. ((Dài + Rộng) x Cao x 2).
Đơn giá làm cách âm và cốt vách giao động từ 270.000 vnđ/m2 đến 480.000vnđ/m2 tùy vào loại vật liệu sử dụng. Như vậy, phòng 25m2 sẽ cần bỏ ra chi phí là 54 x 250.000= 13,5 triệu đồng đến 54 x 480.000= 25,92 triệu đồng.
- Cách âm trần và cốt trần:
Diện tích trần cách âm = (5 x 5) = 25 m2. (Dài x Rộng).
Đơn giá trên m2 dao động 180.000 vnđ/m2 đến 380.000 vnđ/m2 tùy vào vật liệu sử dụng. Vậy chi phí để thực hiện cách âm vách giao động từ 25 x 250.000= 6,25 triệu đồng đến 25 x 380.000= 9,5 triệu đồng.
Tổng chi phí phần thô cho phòng karaoke 25m2 dao động: Khoảng từ 13,5 + 6,25 = 19,75 triệu đồng đến 25,92 + 9,5= 35.42 triệu đồng
2. Chi phí trang trí và tiêu âm cho phòng karaoke
Hạng mục tiếp theo cần tình trong tổng chi phí thi công phòng karaoke là trang trí và tiêu âm cho phòng hát. Để đảm bảo chất lượng cho hạng mục này, đơn vị thi công cần biết kết hợp xen kẽ các vật liệu trang trí mềm có tác dụng tiêu âm.
Chi phí trang trí và tiêu âm cho phòng karaoke
- Đối với phòng karaoke bình dân, gia đình chi phí dự trù khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Vật liệu trang trí sử dụng thường là decor thạch cao, sơn màu, sơn sần, giấy dán tường. Tuy nhiên, hiện nay rất ít chủ đầu lựa chọn phương án này vì mặc dù chi phí thấp nhưng chất lượng không cao, nhanh lỗi thời, xuống cấp, rất khó cạnh tranh với những đối thủ khác.
- Những phòng karaoke trang trí ở mức trung bình khá thì giá giao động từ 35 đến 50 triệu đồng/phòng. Vật liệu sử dụng thường là Gỗ mdf - mhf, kính màu, fip, kính sơn cát, mosaic, alu, giả da, nỉ AK, gương, giấy dán tường, khung tranh, CNC, mica thường…
- Phòng karaoke trang trí ở dạng khá chi phí thi công giao động từ 55 đến 70 triệu/phòng. Những phòng loại này thường sử dụng những vật liệu khá tốt, chất lượng ổn định như: Gỗ mdf - mhf, da nỉ cao cấp, phù điêu composite, CNC, mica Đài Loan cao cấp, da ép 3d, nhựa pu, hút nổi, alu, gương lacoste, kính màu, fip, sơn cát, alu, đèn hiệu ứng theo nhạc hoặc automatic...
- Với những phòng karaoke dạng VIP, đẳng cấp chi phí cho hạng mục trang trí và tiêu âm vào khoảng 75 đến 95 triệu đồng/phòng. Vật liệu được lựa chọn để thi công chủ yếu gồm: Gỗ mdf - mhf chủ yếu sử dụng mhf, da nỉ cao cấp, da ép 3d, nhựa pu, phù điêu compusite, CNC, gương lacoste, kính màu, fip, sơn cát, alu, mica Đài Loan cao cấp, hút nổi, alu, 3duv, sơn mạ crome cao cấp, màn hình led P5-P6-P10, đèn hiệu ứng theo nhạc hoặc automatic...
3. Chi phí hệ thống điện và ánh sáng cho phòng karaoke
Hạng mục này gồm tổng hợp thiết bị điện cơ bản và thiết bị ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp.
Chi phí hệ thống điện và ánh sáng cho phòng karaoke
- Tổng chi phí cho hệ thống điện cơ bản giao động từ 1,2 đến 3 triệu đồng. Bao gồm các thiết bị: dây điện 1.5, dây điện 2.5, ổ cắm, gen điện, hạt công tắc, aptomat…
- Tổng chi phí cho hệ thống ánh sáng sân khấu giao động từ 6 đến 12 triệu đồng. Bao gồm các thiết bị ánh sáng sau: Led, đèn hộp, downlight, đèn mica led, apdate, bộ cảm biến ánh sáng…
Như vậy tổng chi phí cho hệ thống điện và ánh sáng cơ bản dao động từ 1,2 + 6 = 7,2 triệu đồng đến 3 + 12= 15 triệu đồng.
4. Chi phí cho hệ thống cấp, hút khí tổng
Hệ thống này bao gồm 2 hạng mục là hút khí tổng và cấp khí tươi.
Chi phí cho hệ thống cấp, hút khí tổng
- Với hệ thống cấp hút khí tổng chi phí cho 1 phòng vào khoảng 3,5 triệu đồng, bao gồm các thiết bị: quạt hút ly tâm, quạt hút tổng, hệ thống ống hút & cút nối.
- Đối với hệ thống cấp khí tươi chi phí khoảng 2,5 triệu đồng/phòng, bao gồm các thiết bị sau: quạt cấp đẩy khí, quạt đẩy, hệ thống ống cấp & cút nối.
Tổng chi phí cho phần thi công hệ thống cấp, hút khí tổng là 3,5 + 2,5 = 6 triệu đồng/phòng.
5. Chi phí cho bàn ghế, bục sân khấu
Khi tính toán chi phí thi công phòng hát karaoke chắc chắn không thể bỏ qua hạng mục bàn ghế và bục sân khấu. Giá bàn karaoke hiện nay trên thị trường giao động từ 3 đến 7,5 triệu đồng/cái. Mỗi phòng karaoke cần ít nhất 2 cái bàn, vậy chi phí sẽ từ 3 x 2=6 triệu đến 7,5 x 2=15 triệu đồng tiền bàn cho 1 phòng karaoke.
Ghế karaoke thường sẽ được tính đơn giá là m, tùy vào từng chất liệu mà mức giá sẽ khác nhau, trung bình giao động từ 900 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/m dài. Phòng 25m2 sẽ sử dụng khoảng 11m dài ghế nên chi phí sẽ phải chi từ 0,9 x 11=9,9 triệu đến 1,5 x 11=16,5 triệu đồng tiền ghế.
Chi phí cho bàn ghế, bục sân khấu
Phòng karaoke kinh doanh 25m2 có thể có hoặc không có bục sân khấu. Nếu có sẽ giúp phòng hát của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Còn nếu muốn tiết kiệm chi phí bạn có thể không sử dụng hoặc tạm thời chưa sử dụng bục sân khấu. Chi phí để làm bục sân khấu cho phòng 25m3 giao động khoảng 3 triệu đồng.
Như vậy tổng chi phí phần bàn ghế, bục sân khấu cho 1 phòng karaoke vào khoảng: 6 + 9,9 + 0 = 15,9 triệu đến 15 + 16,5 + 3 = 34,5 triệu đồng.
6. Chi phí điều hòa và tivi
Một phòng karaoke có thể trang bị 1 hoặc 2 màn hình tivi. Bạn có thể sử dụng 1 cái loại 47 inch hoặc 1 cái 47 inch và 1 cái 42 inch. Đa số các quán karaoke sẽ sử dụng tivi Plasma vì giá thành phải chăng, chất lượng ổn định.
Chi phí điều hòa và tivi
Giá thành của tivi plasma 47inch LG 47LN5400 vào khoảng 10,6 triệu đồng, tivi plasma 42inch LG 42PW450 trung bình khoảng 7,5 triệu đồng. Như vậy, chi phí cho tivi sẽ giao động từ 10,6 triệu đến 10,6 + 7,5=18,1 triệu đồng.
Với điều hòa, bạn nên dùng loại 18000 BTU 1 chiều cho phòng 25m2. Giá của điều hòa Panasonic KC18PKH-8 loại 2 cục 1 chiều trên thị trường hiện nay vào khoảng 13,950,000 vnđ.
Tổng chi phí phần tivi và điều hòa giao động trong khoảng: 10,6 + 13,95 = 24,55 triệu đến 18,1 + 13,95 = 32,05 triệu đồng.
7. Chi phí cho hệ thống âm thanh
Hệ thống âm thanh phòng karaoke chuyên nghiệp cần trang bị những thiết bị sau: Hệ thống loa, sub bass, micro, amply, cục đẩy, dây micro, đầu chọn bài KTV, dây âm thanh và giá loa… Tổng chi phí cho âm thanh phòng hát 25m2 rơi vào khoảng 60 đến 95 triệu đồng. Ngoài ra, nếu bạn muốn phòng hát của mình sở hữu hệ thống âm thanh đẳng cấp hơn thì có thể đầu tư mức chi phí từ 170 đến 200 triệu đồng/phòng.
Chi phí cho hệ thống âm thanh
8. Chi phí đầu tư các hạng mục khác
Ngoài những hạng mục chính trên, chủ đầu tư cũng cần tính thêm một số hạng mục khác như: cửa, nền sàn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, giấy phép hoạt động..
Về phần cửa, sàn, nền thì thường đã có sẵn từ hiện trạng công trình. Nếu chưa có và phải làm mới thì chủ đầu tư nên dùng cửa của Eurowindow 2 lớp hoặc cửa nhựa lõi thép kính 2 lớp. Nền nhà nên lựa chọn những màu sáng, họa tiết hoa văn sang trọng.
Phần thiết bị phòng cháy hoặc thủ tục giấy phép hoạt động thì tùy ở từng khu vực hay địa phương sẽ có mức độ khó dễ và mức độ giá khác nhau... chủ đầu tư chủ động tự tìm hiểu.
Như vậy, tổng chi phí thi công phòng hát karaoke diện tích 25m2 là tổng tiền của các hạng mục từ 1 đến 7, giao động từ 153,4 triệu đồng đến 312,98 triệu đồng.
Trên đây là tổng chi phí thi công phòng karaoke mà A-one Market tính toán và chia sẻ đến bạn. Điều quan trọng nhất là chủ đầu tư cần cân nhắc và lựa chọn được đơn vị thiết kế, thi công uy tín, có Tầm có cả Tầm để tư vấn và đưa ra phương án thi công hiệu quả, tiết kiệm và tối ưu nhất.
Xem thêm:
- Quy trình quản lý quán karaoke đạt hiệu quả tối đa
- Giải pháp thiết kế phòng karaoke diện tích nhỏ
- Thiết kế phòng cháy chữa cháy karaoke và những điều cần biết
- Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy chi tiết từ A - Z
- TOP 5+ mẫu bàn karaoke sang trọng cho mọi không gian phòng hát
- Những loại đèn cần thiết trong ánh sáng sân khấu karaoke