Viêm tai giữa ở trẻ và những nguy hiểm ba mẹ không nên bỏ qua

Viêm tai giữa ở trẻ là tình trạng tai bị nhiễm trùng, thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa. Đối tượng thường bị viêm tai giữa là các bé từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi. 

Bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ, liệt nửa mặt, ảnh hưởng đến khả năng nghe - nói, thậm chí nặng hơn là viêm màng não, áp xe não… Chính vì thế việc phát hiện sớm và đưa bé đi điều trị là việc rất quan trọng. Theo dõi ngay những dấu hiệu dưới đây để phòng tránh cũng như xử lý kịp thời cho bé.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh lý rất phổ biến vào những thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính khiến trẻ mắc bệnh là do:

Hệ miễn dịch của con trẻ

Đối với trẻ sơ sinh thì trong 6 tháng đầu đời thường nhận miễn dịch bị động từ nguồn sữa mẹ hoặc một số nguồn sữa khác. Sau đó hệ miễn dịch của con sẽ dần hoàn thiện hơn, tuy nhiên,vẫn chưa phát triển đầy đủ. Lúc này nó sẽ không thể ngăn chặn được các tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn.

Cấu trúc tai của con trẻ chưa hoàn chỉnh

Tai trong của mỗi người đều được liên kết trực tiếp với mặt phía sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Chính vì vậy, bệnh viêm tai giữa thường dễ bị hơn là các bệnh viêm đường hô hấp. Thông thường, ống thính giác của trẻ khi được mở ra sẽ cho phép chất lỏng và các tạp chất ở tai giữa thoát ra ngoài. Tuy nhiên, do cấu trúc của tai chưa hoàn chỉnh và hệ miễn dịch còn yếu nên vi khuẩn dễ tấn công ngược từ phía mũi họng. Điều này sẽ dễ dẫn đến gây viêm, tăng tiết dịch mủ và bị nhiễm trùng.

Trẻ nhỏ thường mắc bệnh tai mũi họng

Viêm tai giữa là gì? Viêm tai giữa thường là những biến chứng từ các bệnh viêm mũi họng mà con trẻ thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Ví dụ như: viêm amidan, viêm họng, viêm xoang...

Chính vì nguyên nhân trên khiến cho viêm tai giữa trở thành bệnh lý thường gặp hàng đầu ở trẻ. Việc phụ huynh phụ huynh trang bị kiến thức đầy đủ về bệnh là điều cần thiết.

viêm tai giữa là gì

Viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Thực tế bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý gây viêm nhiễm. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa mạn tính. Lúc này, rất khó để điều trị và bệnh sẽ hay bị tái phát. Biến chứng nặng hơn là gây nghe kém hoặc điếc. Lâu dần sẽ khiến trẻ nhỏ chậm nói và chậm phát triển. Đối với người lớn thì sẽ làm họ mất tự tin và gặp khó khăn trong giao tiếp. Nghiêm trọng nhất chính là biến chứng viêm não, hoặc viêm màng não rất có thể sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm tai giữa

Khi thấy con trẻ có những triệu chứng bất thường sau đây thì bố mẹ nên chú ý quan sát để xác định xem con có bị viêm tai giữa không.

  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, nhức và đau đầu.
  • Trẻ không cho bố mẹ chạm vào tai vì bị đau.
  • Dùng tay dụi hoặc liên tục kéo vành tai rồi khóc.
  • Trẻ khó vào giấc ngủ và thường quấy khóc.
  • Con ăn không ngon miệng và có dấu hiệu chán ăn.
  • Đi ngoài và bị tiêu chảy.
  • Ống tai có dịch vàng kèm với mủ chảy ra.
  • Phản ứng kém với âm thanh, tiếng gọi.
  • Mất thăng bằng, thường ngã khi di chuyển.
  • Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện khám càng sớm càng tốt. 

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết con bị viêm tai giữa là gì?

Cha mẹ nên làm gì khi con bị viêm tai giữa?

Đa phần trường hợp viêm tai giữa ở trẻ biến chứng từ các bệnh lý viêm mũi họng thông thường. Chính vì thế, việc đầu tiên cha mẹ cần làm chính là điều trị dứt điểm các bệnh lý này. Bệnh viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà cha mẹ chủ quan. Vẫn cần theo dõi dấu hiệu bệnh lý ở trẻ. Khi nhiễm trùng trở nên nặng hơn, cần đưa đi khám ngay lập tức. Không nên để tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh kéo dài. Khi tiến triển đến giai đoạn ứ mủ hoặc bị vỡ mủ điều trị sẽ khó khăn hơn và biến chứng cũng dễ gặp phải. 

Dấu hiệu bệnh biểu hiện rõ nhất thường ở giai đoạn viêm tai giữa xung huyết. Giai đoạn này con trẻ cần phải điều trị bằng thuốc theo đúng liều của bác sĩ đưa ra. Tuỳ vào từng tình trạng để kê thuốc: có thể uống, tiêm và bôi trực tiếp. 

Viêm tai giữa ở trẻ nặng nhất là khi vi khuẩn, đặc biệt là phế cầu khuẩn đồng thời gây nên bệnh viêm đường hô hấp nặng. Khi đó, trẻ sẽ phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh để điều trị. Trong quá trình điều trị hãy để bác sĩ chuyên khoa theo dõi. 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa có thể được phòng ngừa hiệu quả với một số biện pháp sau:

  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Cách này vừa giúp phòng ngừa viêm đường hô hấp, vừa hạn chế viêm tai giữa biến chứng.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các bạn đang có dấu hiệu của bệnh cảm lạnh, cũng như các bạn đang bị viêm tai giữa.
  • Đối với trẻ sơ sinh thì nên cho bé bú nhiều, với các bé đã ăn được thì nên ăn nhiều hoa quả, trái cây để tăng sức đề kháng.
  • Khi cho trẻ bú bình, hãy để bé bú ở tư thế ngồi. Tránh cho bé bú ở tư thế nằm bởi rất dễ khiến sữa và nước chảy ngược lại vào tai.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với hóa chất trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá.
  • Tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ tất cả những loại vắc xin được khuyến cáo mỗi năm.

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ

Tiêm ngừa đầy đủ cho con trẻ mỗi năm

Tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em dù khá phổ biến nhưng không quá nguy hiểm và cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa chủ động được. Quý phụ huynh vẫn nên theo dõi triệu chứng của trẻ khi trẻ không may mắc bệnh và đưa đi khám kịp thời nếu bệnh trở nên nghiêm trọng. Tìm hiểu các kiến thức giúp con luôn khoẻ mạnh tại chuyên mục Mẹ và bé của chúng tôi nhé.

Tác giả: Đỗ Thị Hợp