Ngộ độc rượu là gì? Tìm hiểu triệu chứng và cách xử lý an toàn
Ngộ độc rượu là một trong những hậu quả nghiêm trọng do người dùng sử dụng quá nhiều rượu bia trong một thời gian ngắn. Ngộ độc rượu cực kỳ nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của người sử dụng. Cùng Aone tìm hiểu chi tiết hơn về triệu chứng này trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu ngộ độc rượu là gì?
Rượu - dạng ethanol có công thức hoá học là C2H5OH và rượu methanol với công thức CH3OH. Hai loại này đều được lên men và chưng cất. Tuy nhiên, nếu như rượu ethanol lên men từ tinh bột hoặc đường thì rượu methanol lại lên men từ những nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ). Đặc biệt, methanol có trong rượu là một chất cực độc. Dạng methanol thường sử dụng trong đời sống trong để tạo nên dung môi trong chất tẩy rửa sơn, mực in máy photo, nước rửa kính…
Không giống như các loại thực phẩm khác, cơ thể người hấp thụ rượu rất nhanh và dùng nhiều thời gian để loại bỏ lượng cồn ra bên ngoài. Rượu thường được xử lý và chuyển hoá tại bộ phận gan. Khi người dùng uống nhiều rượu trong một thời gian ngắn thì nguy cơ dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu càng cao.
Phát hiện ngộ độc rượu dễ nhất là khi kiểm tra trong 100ml máu người sử dụng có chứa lượng cồn với nồng độ từ 80mg trở lên. Ngộ độc rượu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong trong một khoảng thời gian ngắn. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức sơ cứu, cũng như xử lý ngộ độc rượu là điều cần thiết.
Ngộ độc rượu là gì?
Có bao nhiêu loại ngộ độc rượu?
Dựa vào các trường hợp đã gặp, ngộ độc rượu được phân thành 3 loại như sau:
Ngộ độc rượu mãn tính
Ngộ độc rượu mãn tính thường xảy ra đối với người uống rượu liên tục trong nhiều ngày liên tiếp. Đối với những người nghiện rượu thì tửu lượng sẽ tăng dần theo thời gian. Kéo theo đó tình trạng ngộ độc mãn tính sẽ diễn ra tiềm ẩn trong cơ thể và âm thầm tàn phá nhiều bộ phận trong cơ thể.
Ngộ độc rượu loại cấp tính
Ngộ độc cấp tính là trường hợp nhập viện do uống quá nhiều rượu hoặc không may uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng. Loại rượu này thường được pha chế từ cồn công nghiệp có chứa độc tố Methanol cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần trong mức cho phép. Bởi loại độc tố này chỉ dùng trong công nghiệp phục vụ cho việc đánh bóng đồ gỗ, chế biến sơn…
Ngộ độc rượu thành phần Ethanol hoặc Methanol
Người bị ngộ độc rượu Ethanol sẽ xuất hiện các triệu chứng như mất kiểm soát, hung hăng nặng hơn là khó thở, hôn mê, tụt huyết áp. Hầu hết những người bị ngộ độc rượu Ethanol chuyển biến nặng sau khoảng 3 - 4 giờ khi có dấu hiệu ngộ độc nhẹ.
Ngộ độc rượu methanol thường xuất hiện khi sử dụng loại rượu pha chế. Các biểu hiện cũng tương tự như ngộ độc ethanol. Điểm khác biệt là ngộ độc methanol sẽ xuất hiện triệu chứng nặng sau 8 tiếng tính từ thời điểm uống rượu.
Hiện nay có 3 loại ngộ độc rượu thường gặp
Ngộ độc rượu và những dấu hiệu nhận biết
Rượu và một số loại đồ uống có cồn thường được sử dụng nhiều đặc biệt là trong các bữa tiệc dịp lễ tết cuối năm. Ngộ độc rượu là một trong những tình trạng nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong nếu quá liều lượng. Chính vì vậy, chúng ta cần kiểm soát lượng rượu đưa vào cơ thể để đảm bảo an toàn sức khỏe. Thông thường người bị ngộ độc rượu sẽ có các triệu chứng sau:
- Da bị tím tái, tay chân nhợt nhạt và sờ có cảm giác lạnh.
- Người uống rượu mất ý thức và khó duy trì ý thức.
- Nặng hơn thì có tình trạng co giật và sùi bọt mép.
- Nhiệt độ cơ thể giảm dần (hạ thân nhiệt).
- Mê man, bất tỉnh và không có phản ứng gì khi có người gọi.
- Nói không rõ, ngọng, tê, yếu chân tay một bên hoặc một bên của mặt.
- Khó thở, thở yếu, hơi thở khò khè có biểu hiện ho yếu.
- Mạch đập trên cơ thể không đều.
- Người bệnh đại tiện và tiểu tiện không tự chủ.
- Hoa mắt, chóng mặt và không thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh.
- Đau bụng, bụng chướng to và nôn nhiều.
Khả năng uống rượu của mỗi người thường khác nhau, tùy vào giới tính, độ tuổi, độ nhạy với rượu, cũng như tốc độ uống mà sẽ có độ ảnh hưởng khác nhau. Do đó, người sử dụng cần lưu ý để kiểm soát, tránh tình trạng bị ngộ độc rượu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đau bụng, nôn nhiều là biểu hiện của tình trạng ngộ độc rượu
Cách xử lý ngộ độc rượu khẩn cấp và an toàn
Cách giải ngộ độc rượu khẩn cấp và an toàn nhất chính là đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi thì mọi người nên thực hiện một số cách sơ cứu tạm thời như:
- Giữ người bệnh tỉnh táo nhất có thể cho đến khi đến cơ sở cấp cứu. Không nên để người bệnh một mình, tránh tình trạng nôn mửa có thể gây nghẹt đường thở.
- Hãy đặt bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi thẳng lưng. Trường hợp nếu không thể ngồi, hãy cho người bệnh nằm nghiêng tránh ngạt thở khi nôn mửa.
- Hô hấp nhân tạo ngay khi có dấu hiệu ngưng thở cho đến khi có hỗ trợ từ đội cứu hộ.
- Quan sát các biểu hiện của bệnh nhân để cung cấp thông tin ngay khi có bác sĩ cấp cứu.
- Giữ người ngộ độc rượu nằm yên và hạn chế cử động tránh va đập vào những vật cứng xung quanh.
- Giữ ấm cơ thể để tránh trường hợp hạ thân nhiệt đột ngột dễ gây tử vong.
- Ghi nhớ về loại rượu đã sử dụng hoặc lấy mẫu loại rượu đã uống để cung cấp cho bệnh viện. Đây là cách giúp các bác sĩ có thể xác định được đúng loại ngộ độc để có thể xử trí ngộ độc rượu kịp thời.
Nên xử lý như thế nào khi bị ngộ độc rượu
Người dân nên phòng chống ngộ độc rượu như thế nào?
Để hạn chế tình trạng ngộ độc rượu, mọi người nên lưu ý cách phòng chống dưới đây:
- Tuyệt đối không uống những loại rượu không rõ nguồn gốc, loại kém chất lượng.
- Chỉ uống rượu với nồng độ cồn vừa phải, loại phù hợp với tửu lượng của mỗi người.
- Không sử dụng những loại rượu được pha chế từ nhiều loại khác nhau.
- Không được sử dụng những loại rượu có chứa cồn công nghiệp.
- Không uống rượu khi bụng đói hoặc khi cơ thể có các dấu hiệu mệt mỏi trước đó.
- Khi có biểu hiện ngộ độc rượu cần tìm ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Ngộ độc rượu là tình trạng khẩn cấp cần được cấp cứu kịp thời khi có các triệu chứng, tránh tình trạng chuyển biến nặng. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn. Hãy “uống có trách nhiệm” để phòng tránh ngộ độc rượu và bảo vệ sức khoẻ của mình. Theo dõi thêm nhiều kiến thức hơn tại chuyên mục Sống khoẻ của chúng tôi nhé.
Xem thêm: