Cách thở đúng giúp bạn tăng sức bền và khỏe mạnh hơn

Cách thở của chúng ta thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hít thở đúng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là đối với người bị bệnh mãn tính. Cùng tìm hiểu cách thở đúng trong bài viết dưới đây để sức khỏe được tốt hơn mỗi ngày.

Tìm hiểu chung về hơi thở của con người

Hít thở là một quá trình hoạt động trong vô thức. Hiểu rõ hơn về nó trong nội dung dưới đây.

Thở ngực là gì?

Hít thở có 2 giai đoạn là hít vào và thở ra. Khi chúng ta hít vào, cơ hoành sẽ co lại di chuyển dần xuống phía dưới và tạo thêm không gian trong khoang ngực và phổi sẽ dần mở rộng. Khi thở ra, cơ hoành sẽ giãn ra nguyên nhân là do lượng không khí trong phổi đã giảm dần xuống. Hí thở là hoạt động cần thiết trong sự sống của con người. Vì cơ thể chúng ta luôn cần một lượng oxy để hoạt động, để tiêu hóa thức ăn, cũng như vận động cơ bắp… Hít thở cũng là cách để chúng ta loại bỏ các carbon dioxide ra khỏi cơ thể.

Thở sâu là gì?

Thở sâu (thở bằng bụng) là việc chúng ta hít vào từ từ bằng mũi làm cho phổi được lấp đầy toàn bộ không khí. Lúc này cơ hoành co lại và di chuyển dần xuống phía dưới khiến cho bụng nở ra. Khi thở ra, chúng ta sẽ giải phóng toàn bộ không khí ra ngoài, cơ hoành sẽ giãn ra và thành ngực dần co lại. Nếu như chúng thở ngực bình thường thì khó có thể phát hiện được điều này.

Cách thở đúng là như thế nào?

Phân biệt giữa thở bằng bụng và thở ngực

Tất cả mọi người đều sở hữu kiểu thở bằng bụng, nhận thấy rõ nhất là khi một em bé sơ sinh ngủ bụng cứ phập phồng lên một cách chậm rãi và yên bình. Sau khi lớn dần, chúng ta di chuyển, chạy nhảy vận động nhiều nên chuyển từ thở bụng sang cách thở bằng mũi (ngực) nhiều hơn.

Thở bằng ngực vẫn giúp công việc di chuyển không khí xuống phổi, nhưng hơi thở sẽ ngắn và nông hơn. Đa số hầu hết chúng ta, khi tham gia vào nhịp thở, chúng ta chỉ mới thở bằng nửa trên hoặc ⅓ phần trên cùng của phổi.

Thở bằng bụng quá trình thường bắt đầu bằng mũi và dần di chuyển xuống dạ dày ngay khi cơ hoành co lại, bụng nở ra và phổi được chứa đầy không khí. So với việc thở bằng ngực, thở bằng bụng vừa mang lại nhiều oxy hơn, vừa đạt hiệu quả cao hơn. Áp suất âm được tạo ra từ cách thở này sẽ dẫn đến nhiều không khí chảy vào phổi hơn.

Lợi ích của cách thở sâu bằng bụng

Lợi ích chính của cách thở sâu chính là giúp thư giãn và kiểm soát căng thẳng. Cụ thể, hít thở sâu sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện:

  • Các tình trạng về tiêu hóa (GI) như hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Cải thiện tình trạng giảm huyết áp.
  • Tình trạng sức khỏe được cải thiện hơn bao gồm các bệnh lý như: trầm cảm, lo lắng và rối loạn căng thẳng hay các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ.
  • Với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thì sẽ cải thiện lưu thông không khí và chất lượng cuộc sống.
  • Giúp làm giảm thông khí và chức năng phổi cùng chất lượng cuộc sống trong bệnh lý hen suyễn nhẹ đến trung bình.
  • Giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Cải thiện lượng đường có trong máu và giảm căng thẳng oxy hóa.
  • Khi hít thở sâu cách cơ hoành di chuyển sẽ làm giảm căng thẳng trong hệ tiêu hóa. Điều này giúp điều trị các triệu chứng của thực quản, trào ngược dạ dày, táo bón, tiêu chảy…

Lợi ích của cách thở sâu bằng bụng cho con người

Cách thở đúng giúp tăng công suất phổi

Một số bài tập dưới đây có khả năng giúp duy trì và tăng dung tích của phổi. Giúp cho phổi của bạn được khỏe mạnh và nhận được lượng oxy cần thiết dễ dàng hơn.

Cách thở đúng cách - Thở chúm môi

Thở chúm môi (còn lại là mím môi) là một kỹ thuật chung thường được sử dụng để giảm bớt tình trạng khó thở ở người. Điều này vừa giúp phổi hoạt động dễ dàng hơn, vừa cải thiện được quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide.

Để thực hiện cách thở này, bạn cần lựa chọn một vị trí thoáng mát, có không khí trong lành, cùng với một chiếc ghế có tựa để khi cần có thể tựa vào. Ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái, thư giãn và thả lỏng các cơ. Hai chân đặt bằng và vuông góc với mặt đất, hai tay để thoải mái lên đùi. Kỹ thuật thở đúng như sau:

  • Hít vào bằng mũi ( nhớ mím môi).
  • Thở ra từ từ bằng miệng nhưng luôn nhớ chúm môi lại (giống như thổi sáo)
  • Thực hiện hít vào 1-2 nhưng khi thở ra sẽ là 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào).

Lưu ý: Khi hít vào/thở ra không cần gắng hết sức mà chỉ cần thực hiện hít sâu vừa đủ với thở ra vừa sức. Lặp đi lặp lại mỗi ngày để nhận được kết quả tốt nhất.

Cách thở đúng

Cách thở đúng - Thở chúm môi

Cách thở bằng cơ hoành

Cơ hoành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ hô hấp của con người. Khi cơ hoành co thì vòm hoành sẽ dần dịch chuyển xuống phía dưới. Lồng ngực  dần giãn và áp lực trong lồng ngực được giảm giúp cho không khí được hít vào. Sau đó,  nó sẽ dần dịch chuyển ngược lại lên phía trên trongquá trình thở ra và đẩy hết không khí ra khỏi phổi.

Cách thở bằng cơ hoành, chúng ta sẽ không thở từ ngực mà học cách thở từ vùng xung quanh cơ hoành. Kỹ thuật này vừa giúp tăng cường cơ hoành, vừa làm chậm nhịp thở đồng thời làm giảm nhu cầu oxy của cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa hoặc ngồi thẳng trên ghế nếu nằm đầu gối nên để cong và kê một chiếc gối dưới đầu gối. Một tay đặt lên ngực, tay còn lại đặt lên bụng để cảm nhận sự di động của bụng và ngực.
  • Chúng ta hít vào bằng mũi (nhớ mím môi), bụng dần phình ra (tay đặt ở trên bụng đi lên).
  • Thở ra từ từ bằng miệng dần chúm môi lại (gần giống như thổi sáo), lúc này bụng xẹp xuống (tay đặt ở bụng đi xuống).
  • Tương tự, hít vào 1-2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào).

Cách thở đúng cách

Cách thở bằng cơ hoành đúng cách
 

Bí quyết giữ cho phổi luôn được khỏe mạnh

Để phổi luôn trong trạng thái khỏe mạnh, hãy:

  • Ngừng hút thuốc và hạn chế khỏi khói thuốc.

  • Không sử dụng các loại chất kích thích trên thị trường.

  • Không ăn những thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa.

  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên hơn giúp phổi hoạt động tốt.

  • Thường xuyên cải thiện chất lượng không khí trong khu vực mình ở.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về lợi ích sức khỏe về cách thở cũng như hướng dẫn thực hiện thở đúng cách. Bạn nên thực hành các kỹ thuật thở khác nhau để giúp tăng cường hiệu quả trong nhịp thở của mình. Tham khảo thêm nhiều kiến thức đời sống tại chuyên mục Sống khỏe của chúng tôi nhé.

Tác giả: Đỗ Thị Hợp